Các biểu hiện của một website tiếp thị kém hiệu quả
- Bạn thấy những quảng cáo social bắt mắt, nhưng click vào link lại ra nội dung chung chung hoặc một trang web phong cách không liên quan gì đến visual quảng cáo?
- Team marketing của bạn mỗi lần có chiến dịch mới lại phải dùng một nền tảng landing page riêng để xây mới một landing page? (Và, một lần nữa, phong cách cũng không nhất quán với thương hiệu của bạn).
- Bạn muốn thêm một trang dịch vụ mới của công ty nhưng phải tốn 1 tháng (nếu may mắn) để trình bày nó theo ý bạn?
- Khách vào website của bạn điền form công không biết làm gì tiếp theo.
- Ban không biết khach hàng đã xem những gì trước khi quyết định submit form
Trong trường hợp này, có thể công ty bạn chưa có một website đầy đủ.
Photo by Format: https://www.pexels.com/photo/photo-of-imac-near-macbook-1029757/
Các yêu cầu đối với một website tiếp thị hiệu quả
Một website, một phần trong marketing tổng thể, một điểm chạm quan trọng trong hành trình khách hàng, nó cần:
Đối với khách hàng của bạn:
- Đáp ứng nhu cầu/ giải quyết vấn đề của khách hàng (tìm kiếm thông tin, đăng ký, mua hàng, chia sẻ…)
- Nhất quán về phong cách, tinh thần thương hiệu.
- Không có ngõ cụt (vào một trang xong không biết tiếp theo làm gì, không có nơi nào để đi tiếp, khách sẽ tắt web), thao tác dễ dàng.
- Ổn định, tốc độ tải nhanh.
Đối với nội bộ công ty bạn:
- Thời gian trình bày nội dung mới (của công ty) lên trên website đó phải nhanh (từ lúc có đủ nội dung đến lúc trình bày ra bố cục không nên quá 1 ngày làm việc).
- Có hệ thống quản lý mềm dẻo (như muốn thử nghiệm một khối nội dung mới, muốn đổi kịch bản xuất hiện của popup theo bối cảnh,… thì có thể tự cấu hình được)
- Website có inbound và outbound webhook theo thiết kế ban đầu để đảm bảo tính mở rộng.
Trong phạm vi bài viết này, chúng ta tập trung vào phần việc của website, các công đoạn khác trong phát triển chiến lược, nội dung, cơ chế sẽ có trong bài viết khác.
Các thành phần của website tiếp thị hiệu quả
- Hệ thống mẫu, thành phần thường sử dụng, chức năng copy
- Page builder
- Quản lý popup
- Quản lý subsriber & contact
- Cài đặt và thiết lập đúng các script đo lường
- Sao lưu và phân quyền quản trị chặt chẻ
- Inbound & Outbound webhook
1. Hệ thống mẫu, các thành phần thường sử dụng, chức năng copy
Với các mẫu bạn có thể nhanh chóng dàn trang mới trên web, sau đó chỉ cần “điền vào chỗ trống”.
Với các thành phần thường sử dụng, khi có nội dung mới, bạn không cần tốn công suy nghĩ nhiều cách nó thể hiện thế nào, thậm chí bạn có thể thử nhiều cách thể hiện khác nhau cho cùng một nội dung.
2. Page builder
Để trình bày nhanh một ý tưởng lên website, bạn sẽ cần một trình page builder, giúp bạn thoải mái trong thêm hình, chia cột, chèn video, đồng hồ đếm ngược, form….
Đồng thời bạn có thể tự quyết định cách trình diễn trên các thiết bị khác nhau.
3. Quản lý popup
Điều thú vị rằng, đây là phần mà chúng tôi quan sát thấy thường hay bị bỏ quên trong các dự án website. Một số điểm bạn cần chú ý với các trình quản lý popup:
- Kịch bản/ điều kiện xuất hiện popup: khi nào popup xuất hiện?
- Khi khách có xu hướng thoát trang (rê chuột ra khỏi trang web, tiến về nút x (close) trên trình duyệt)
- Sau khi vào web 5s
- Khi scroll đến một đoạn nhất định trên web
- Khi nhấp vào một nút
- Khi nhấn một phím tắt trên web
- Vị trí và kích thước của popup
- Popup sẽ xuất hiện ở trên, dưới, trái, phải, giữa màn hình?
- Popup sẽ chiếm trọn màn hình (full screen)
- Popup dạng sidebar
- Cách xuất hiện của popup: các hiệu ứng như trượt lên, xuống, từ trái, từ phải, hiển thị từ mờ sang tỏ…
4. Quản lý subscriber và contact
Trên website thường có các form, khi người dùng (khách hàng) gửi (submit) các form này thì dữ liệu cần được lưu vào website, và đôi khi là thực hiện hành động gửi email thông báo hoặc đồng bộ dữ liệu sang hệ thống khác (như CRM, ERP, CDP, direct email marketing system…)
Danh sách những người đăng ký nhận tin tức (subscribers) và những người đã gửi form liên hệ (lead), cần được quản lý dễ dàng, có thể xuất ra, có thể lọc, tìm kiếm,…
5. Cài đặt và thiết lập đúng các script đo lường
Hầu hết các website đều cài đặt google analytics và một vài heatmap tracking code. Thông tin chủ yếu được xem là: lượt truy cập, thời gian của từng phiên, tỷ lệ scroll chuột,…
Tuy nhiên, nếu muốn hiểu hơn về khách thăm website, bạn cần thêm một số conversion event tracking như:
- Lượt submit form
- Lượt click nút gọi điện
- Lượt mở popup
- …
Với website thương mại điện tử, sẽ cần nhiều sự tracking hơn mà chúng tôi sẽ giới thiệu trong các bài viết sắp tới.
Sau đó, bạn có thể xem các báo cáo như phân khúc (segment) nào thực hiện các sự kiện nào.
6. Sao lưu & phân quyền quản trị chặt chẻ
Không một hệ thống nào là tuyệt đối an toàn. Sao lưu dữ liệu không bao giờ thừa.
Phân quyền phù hợp (vừa đủ, không thừa không thiếu) và không cho dùng chung tài khoản để hạn chế tối đa rủi ro.
7. Inbound và Outbound webhook
Website muốn kết nối ra bên ngoài, ví dụ như đẩy thông tin từ form liên hệ sang hệ thống khác (CRM, CDP, ERP,…). Việc này có thể được thực hiện real time và dễ dàng bằng outbound webhook. Nó sẽ hoạt động thế này:
“Khi có một sự kiện diễn ra thì gửi thông tin này đến đây“
Ví dụ:
“Khi có người điền form, thì gửi toàn bộ thông tin trong form đến https://my.crm/webhook/xyz“
Hệ thống nhận (my.crm) sẽ nhận thông tin đó và xử lý (nếu có hỗ trợ).
Ngược lại, là từ bên ngoài, muốn can thiệp vào bên trong website. Lúc này, phía website có thể cung cấp API hoặc inbound webhook.
Nó hoạt động như sau:
“Khi có một yêu cầu từ bên ngoài đến đây, với dữ liệu này, thì làm việc kia“
Ví dụ:
“Khi CMS của công ty mẹ gọi /api/draft với tiêu đề và nội dung thì lưu bài viết nháp“
Và một điều nữa…
Không một hệ thống nào có thể tuyên bố là “hiệu quả” mà không có đo lường và cải tiến.
Quan điểm của chúng tôi trong xây dựng giải pháp là nó phải có tính tác động và có giá trị cộng hưởng với chiến lược tổng thể. Chính vì thế, chúng tôi chú trọng việc may đo giải pháp cho từng khách hàng.